Từ khoản đầu tư đầu tiên vào năm 1965, sau hơn 4 thập kỷ, Warren Buffett đã có trong tay trên 50 tỷ USD và chưa có nhà đầu tư chứng khoán nào vượt qua ông về khả năng sinhlời cho nguồn vốn. Khi còn nhỏ, Warren Buffett phụ việc trong cửa hàng thịt nhỏ của ông nội và điều này đã dạy cho nhà tỷ phú tương lai giá trị của làm việc chăm chỉ. Cha của ông là một nhà môi giới chứng khoán, vì thế Buffett có cơ hội tiếp cận với ngành này từ rất sớm. Khi ông khởi nghiệp, đầu tư giá trị là một khái niệm ít được biết đến, và chính nhờ thực hiện đầu tư lâu dài này mà Buffett trở thành nhà đầu tư huyền thoại của thế giới. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Ảnh: Minnpost.com"Bí kíp" đầu tư của vị tỷ phú chứng khoán đã được trang tin Forexcare hé lộ. Warren Buffett từng học ở trường Benjamin Graham và thu nạp được từ đây kiến thức vềđầu tư giá trị, một khái niệm vẫn còn mới mẻ ở thời điểm ông khởi nghiệp. Nhà đầu tư giá trị tìm kiếm những cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Thực ra không có công thức cụ thể nào để tính được giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực ở mức nào. Cách phổ biến nhất là đánh giá các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, và nhà đầu tư giá trị sẽ tìmmua những mã mà họ cho rằng phần lớn những người khác không nhìn ra tiềm năng của chúng. Nhưng Warren Buffett đẩy cách đầu tư này lên một nấc cao hơn, khi ông không chỉ nhìn nhận cổ phiếu đắt hay rẻ dựa vào sự đánh giá của quy luật cung cầu, mà là khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Thực tế, nhà đầu tư huyền thoại không hề bận tâm đến hoạt động của thị truờng. Khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, ôngkhông quan tâm sau vài năm nữa thị trường có nhận ra giá trị của mã đó hay không, mà làtrong những năm tới doanh nghiệp này sẽ kiếm ra bao nhiêu tiền. Dưới đây là 6 câu hỏi Warren Buffett sử dụng hiện thực hoá quan điểm đầu tư giá trị của mình:
1. Công ty có hoạt động ổn định không? Nhà đầu tư trứơc hết nhìn vào ROE, bởi đôi khi lợi nhuận trên cổ phiếu (ROE) được coi là lợi nhuận mà cổ đông có đựoc từ khoản đầu tư của mình. Nó cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư có thể thu lợi từ cổ phiếu. Buffett luôn nhìn vào ROE để biết doanh nghiệp mục tiêu có hoạt động ổn định và có hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành hay không.
2. Công ty có tránh được tình trạng nợ quá lớn không? Tỷ lệ vốn trên cổ phần là một yếu tố quan trọng khác mà Buffett thường xem xét rất kỹ lưỡng. Nhà đầu tư giá trị sẽ tìm mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có khoản nợ nhỏ, như vậy có nghĩa là lợi nhuận sẽ chủ yếu bắt nguồn từ vốn của cổ đông chứ không phải từ vốn vay.
3. Biên lợi nhuận có cao không? Có khả năng tăng nữa không? Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp phụ thuộc không chỉ vào biên lợi nhuận tốt mà còn vào mức tăng ổn định của biên lợi nhuận này. Để biết đựoc chính xác sức khỏe của doanh nghiệp, cần nhìn lại biên lợi nhuận trong vòng 5 năm gần nhất. Biên lợi nhuận lớn cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, và lãnh đạo doanh nghiệp rất có khả năng điều hànhvà quản lý chi phí.
4. Công ty đã trở thành doanh nghiệp đại chúng bao lâu? Buffett chỉ quan tâm đến những doanh nghiệp đã chào bán cổ phần rộng rãi được ít nhất 10 năm. Vì thế, những công ty mới thực hiện IPO đều không lọt vào "mắt xanh" của ông. Buffett hoàn toàn có lý do để đưa ra tiêu chí này, bởi nhà đầu tư giá trị chỉ nhắm đến những doanh nghiệp đã được thời gian thử thách và vẫn đang bị thị trường định giá thấp.
5. Sản phẩm của công ty có phụ thuộc vào loại hàng hoá nào không? Tiêu chí này thoạt nhìn có vẻ cực đoan, nhưng thực tế Buffett thường tránh những doanh nghiệp có sản phẩm kém nổi bật so với các đối thủ cùng ngành và lại phụ thuộc nhiều vàocác nguyên nhiên liệu đầu vào như dầu mỏ hay khí đốt. Ông quan niệm, nếu doanh nghiệp không có gì khác biệt so với các đối thủ thì cũng ít có khả năng sinh lời vượt bậc.
6. Giá cổ phiếu có thấp hơn giá trị thực đến 25% không? Sau khi tìm được những cổ phiếu đáp ứng được cả 5 câu hỏi ở trên, thì nhà đầu tư phải trả lời câu hỏi cuối cùng và cũng là khó nhất này. Phát hiện cổ phiếu đang bị định giá thấp cũng chính là kỹ năng quan trọng nhất của Buffett. Để trả lời câu hỏi này, nhà đầu tưcần phân tích một loạt dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp (lợi nhuận, doanh thu và tài sản) và giá trị thanh khoản - doanh nghiệp này có giá bao nhiêu nếu nó được bán lại khi phá sản. Giá trị thanh khoản không bao gồm thương hiệu của doanh nghiệp. Khi tính xong các giá trị này, Buffett so sánh với vốn hoá hiện tại của doanh nghiệp. Nếu giá trị theo tính toán của ông cao hơn vốn hoá thị trường ít nhất 25% thì đó chính là doanh nghiệp đáng được ông đầu tư. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng toàn bộ bí quyết thành công Warren Buffett lại nằm ở cách ông tính giá trị của những doanh nghiệp trong "tầm ngắm".
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/855729-tai-lieu-ti-phu-thong-thai-warren-buffett-chon-co-phieu-nhu-the-nao-pdf.htm
Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận.
Friday, April 21, 2017
Thursday, April 20, 2017
dau tu chung khoan co ban
1. LÀM THẾ NÀO BẢO VỆ TIỀN CỦA BẠN?
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, có lẽ ý
muốn đầu tiên của mọi người là làm sao kiếm được
lợi nhuận cao nhất, chủ đề bảo toàn vốn của bạn,
tránh được thua lỗ lớn ít được bàn luận nhiều nhất.
Nhưng trên thực tế, đây có lẽ là nguyên tắc quan
trọng nhất trong đầu tư, nguyên tắc số 1: làm thế
nào bảo vệ tiền của bạn trên thị trường chứng
khoán. Bạn phải nghĩ đến đều này trước khi đầu tư vào chứng khoán, nghĩ điều này
giồng như phải học cách hạ cánh an toàn trước khi bay vậy.
Trong bài viết này, bạn sẽ học được cách bảo vệ tiền của mình một cách an toàn,
qua đó từ từ tăng lợi nhuận của mình lên, bạn có thể bảo vệ tiền của mình qua 2
phương pháp sau:
Bán cổ phiếu ngay lập tức nếu giá rớt 7-8% so với giá bạn đã mua.
Chỉ mua cổ phiếu khi xu hướng thị trường xác định tăng (uptrend).
1.1. Bán cổ phiếu ngay lập tức nếu giá rớt 7-8% so với giá bạn đã
mua.
Có lẽ bạn sẽ biết được tầm quan trọng của nguyên tắc này khi đã trải qua thời kỳ
khủng hoảng 2008, nhiều người đã không biết bảo vệ tiền của mình đã phải chịu
những khoảng thua lỗ lớn, đặc biệt mất trắng tài khoản khi sử dụng margin (đòn
bẫy tài chính).
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn có 2 việc phải làm sau đây:
Một là bạn nhảy vào thị trường mà không có kế hoạch nào bảo vệ vốn của
mình, không có giới hạn nào cho việc thua lỗ. http://dautu101.blogspot.com/ Page 4
Hai là bạn nhận thức được rằng, không ai hoàn hảo, không ai chính xác
trong mọi trường hợp đầu tư, vì thế bạn chấp nhận sai lầm của mình và giới
bạn lại mức thua lỗ của mình.
Chắc có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng cách hai là phương pháp an toàn hơn cho bạn,
là phương pháp mà mình nên theo.
Thật sự, rất nhiều người biết về phương pháp đơn giản này, nhưng lại có rất ít
người tuân thủ theo. Tại sao lại như thế?
Thứ nhất, họ không hiểu về việc thị trường hoạt động ra sao, chính vì thế họ không
có kế hoạch bảo vệ vốn của mình.
Luôn luôn giới hạn thua lỗ tối đa 7-8%
Thứ hai, họ bị chi phối bởi cảm xúc của mình, họ rất ít khi chịu thừa nhận sai làm
của mình, do đó họ không cắt lỗ nhanh chóng mà hy vọng nó sẽ phục hồi lại. Đây
là một sai lầm lớn, chính sự hy vọng không căn cứ sẽ tạo tiền đề cho thua lỗ lớn. http://dautu101.blogspot.com/ Page 5
Một nghịch lý thực tế là: Khi bạn cảm thấy khó bán ra khi thua lỗ nhỏ, bạn sẽ càng
cảm thấy khó bán ra hơn nữa khi thua lỗ lớn hơn.
Nhìn vào đồ thị sau đây, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của phương pháp này:
Muốn kiếm tiền, bạn phải giữ thua lỗ nhỏ.
Nếu bạn cắt lỗ 8% bạn chỉ cần đạt lại 9% là có thể hòa vốn ban đầu, nhưng nếu bạn
thua lỗ đến 75% thì bạn cần phải đạt lại 300% mới hòa vốn. Nếu như thế bạn đã tự
đào lỗ chôn mình bởi vì rất khó có thể chọn được cổ phiếu tăng được 300%.
Vậy nếu tôi là người đầu tư dài hạn, nắm giữ lâu dài thì sao?
Nói về nắm giữ lâu dài, bạn cần phải hiểu rõ vấn đề này, nếu không sẽ rất nguy
hiểm. Trừ khi bạn là nhà đầu tư giá trị, hiểu rõ giá trị thực của công ty thì việc http://dautu101.blogspot.com/ Page 6
giảm mạnh là không nguy hiểm mà còn tăng thêm cơ hội mua vào giá rẻ hơn.
Nhưng thực tế bạn phải hiểu rằng, ngoài các đầu tư tổ chức, rất ít nhà đầu tư cá
nhân thành công với phương pháp đầu tư giá trị, bởi họ không hiểu biết rõ ràng về
cái họ đang mua vào.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, bạn cần biết 2 sự thật sau:
Khi những chứng khoán dẫn đầu lên đến đỉnh tăng trưởng, chúng sẽ giảm rất
mạnh sau đó.
Trong những chứng khoán giảm mạnh đó, có rất ít chứng khoán có thể hồi
phục lại mạnh mẽ trong thị trường lên tiếp theo.
Những cổ phiếu dẫn đầu – sau đó giảm rất mạnh
Vì thế, nếu bạn mua và giữ những chứng khoán thua lỗ này bạn có nhiều nguy cơ
không bao giờ hòa được vốn, nhiều công ty trong đó phá sản, hoặc nếu có thể hòa
vốn được thì phải cần thời gian rất lâu sau đó.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 7
Đừng quên chi phí cơ hội?
Khi chiến lược của bạn là mua và giữ, bạn không chỉ phải nghĩ đến thua lỗ lớn mà
còn phải nghĩ đến chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội đơn giản là khi nắm giữ một cổ phiếu quá lâu không sinh lợi nhuận,
bạn sẽ mất đi cơ hội mua cổ phiếu tốt hơn.
Vậy làm thế nào để áp dụng quy tắc này?
Rất đơn giản, bạn chỉ cần bán ngay lập tức khi cổ phiếu rớt 7-8% so với giá bạn
mua, bạn không cần phải chờ đời điều gì nữa, không nên hy vọng, không đặt câu
hỏi, không phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, chỉ làm một việc duy nhất là bán
ra. Ví dụ: khi bạn mua cổ phiếu giá 20.000đ, và nó giảm xuống còn 18.400, hãy
bán ra nó ngay.
Có thể bạn sẽ nghĩ, quy tắc này hơi cứng nhắc, không cân nhắc tình huống hiện tại.
Đúng, chính xác là thế nhưng chính điều đó lại bảo vệ tiền của bạn trong dài hạn.
Hãy nghĩ về điều này: liệu bạn có biết chính xác nhà mình sẽ xảy ra hỏa hoạn khi
mua bảo hiểm nhà không? Không, bạn không thể biết chính xác, bạn mua bảo hiểm
chỉ để bảo vệ chính bạn và gia đình của bạn. Ở đây, 7-8% là chi phí bảo hiểm cho
danh mục của bạn.
Chú ý: nguyên tắc này chỉ áp dụng khi giá cổ phiếu giảm 7-8% so với giá bạn đã
mua, nếu bạn mua giá 20.000đ, sau đó tăng lên 30.000đ và giảm về 27.600đ,
nguyên tắc này không áp dụng trong trường hợp này.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 8
1.2. Chỉ mua cổ phiếu khi xu hướng thị trường chung xác định tăng
(uptrend):
Xu hướng thị trường chung là gì?
Thị trường chung ở đây được thể hiện qua các chỉ số đại diện cho toàn thị trường,
các chỉ số này đo lường sự mạnh yếu của các hoạt động giao dịch trong ngày và
đây cũng là chỉ số thông báo sớm nhất sự bùng nổ của thị trường hay dấu hiệu xuất
hiện đỉnh tăng trưởng. Hiện tại, ở Việt Nam bao gồm 2 chỉ số chính:
VN-Index: thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM.
Hnx-Index : Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu
giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.
VN-Index
http://dautu101.blogspot.com/ Page 9
Tại sao phải xác định xu hướng thị trường chung trước khi mua cổ phiếu?
Lý do rất đơn giản, cổ phiếu bạn mua dù thỏa mãn các tiêu chí bạn chọn nhưng nếu
bạn mua thời điểm thị trường đi xuống thì 75% cổ phiếu của bạn sẽ đi theo xu
hướng thị trường.
Có một sự thật bạn cần phải nhớ: ¾ cổ phiếu sẽ đi theo xu hướng thị trường chung,
kể cả đi lên và đi xuống.
Vì thế:
Nếu bạn mua cổ phiếu trong thị trường đi lên, bạn có 75% là đúng.
Nếu bạn mua cổ phiếu trong thị trường đi xuống, bạn có 75% là sai.
Tóm lại, nếu bạn mua trong thị trường xuống, không phải mọi cổ phiếu bạn mua sẽ
giảm, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng xấu tới danh mục đầu tư của bạn.
Vậy bạn phải làm gì khi thị trường đi xuống?
Bạn cần phải bán ra các cổ phiếu của bạn và chờ đợi thị trường đi lên để bắt đầu
thời điểm mua mới. Nên nhớ, bạn đứng ngoài thị trường, không mua bán nhưng
không có nghĩa là không quan tâm đến thị trường, bạn phải theo dõi hàng ngày để
có thể xác định thời điểm thị trường đi lên trở lại và những cổ phiếu đang có xu
hướng tích lũy.
Hãy nghĩ thời điểm thị trường đi xuống giống như thời điểm nghỉ ngơi khi kết thúc
mùa bóng đá, nếu bạn muốn chiến thắng trong mùa sắp tới, bạn không phải đá
trong thời điểm nghỉ ngơi này nhưng bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa giải sắp
tới, đều này cũng giống như trong đầu tư vậy.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 10
2. XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:
Trong phần trước, bạn đã nhận biết được tầm quan
trọng của việc xác định xu hướng của thị trường
chung trong việc mua cổ phiếu, hiển nhiên sẽ có câu
hỏi: xác định xu hướng thị trường như thế nào?
Đây là hệ thống được phát triển để xác định xu
hướng thị trường chung, tất nhiên hệ thống này không chính xác 100% nhưng nếu
theo hệ thống này bạn sẽ không bỏ lỡ đợt nào về bùng nổ thị trường. Sẽ có vài lần
bạn sẽ xác định xu hướng chưa chính xác, bạn chỉ đơn giản thừa nhận sai lầm và
cắt lỗ, những thua lỗ này quá nhỏ so với những lợi nhuận to lớn mà bạn theo hệ
thống này trong dài hạn.
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến 2 vấn đề chính về xu hướng thị trường:
Bạn có thể xác định xu hướng thị trường được không?
Hai tín hiệu quan trọng để xác định xu hướng thị trường?
2.1. Bạn có thể xác định xu hướng thị trường được không?
Bạn có thể nghe nhiều người nói không thể xác định được xu hướng thị trường
nhưng dựa trên lịch sử của thị trường thì hoàn toàn có thể.
Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng xác định xu hướng thì trường không phải:
Mua ở điểm đáy thị trường
Bán ở điểm cao nhất thị trường
Dự đoán xu hướng thị trường trong 3, 6, 12,… tháng kế tiếp.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 11
Vì vậy, đây không phải là việc bạn dự đoán tương lai thế nào, chỉ đơn giản là biết
chính xác thị trường hiện tại thế nào, bí mật ở đây chính là từ “hiện tại”, bạn có thể
xác định xu hướng thì trường thông qua hành động hiện tại của các nhà đầu tư tổ
chức lớn:
Có phải họ đang tiếp tục mua tích lũy vào để đẩy chỉ số thị trường lên cao
không?
Hay họ đang bán dần cổ phiếu ra, điều này sẽ làm cho thị trường có xu
hướng giảm?
2.2. Hai tín hiệu quan trọng để xác định xu hướng thị trường:
Khi đã hiểu được xu hướng thị trường, việc tiếp theo là làm thế nào để xác định
được xu hướng thị trường, sau đây là 2 công cụ quan trọng bạn cần có trong kho vũ
khí của mình:
“Ngày lấy đà”: báo hiệu xu hướng thị trường lên đang bắt đầu.
“Ngày phân phối”: cho biết thị trường đang yếu dần, có nguy cơ đảo chiều
đi xuống.
Hiển nhiên, khi bắt đầu sử dụng bạn sẽ thấy hơi chút khó khăn, bạn cần có thời
gian học hỏi và ứng dụng, đặc biệt khi bạn ứng dụng vào thị trường Việt Nam cần
phải linh hoạt vì chúng ta chưa cho bán khống, còn có biên độ giao động và thời
gian chờ về T+3.
Ở đây, chúng tôi đưa ra các ví dụ minh họa để cho bạn hình dung về đỉnh và đáy
thị trường, có cái nhìn toàn cảnh về thị trường, còn vấn đề kỹ thuật xác định sẽ
trình bày trong bài viết sau.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 12
Những điểm cần chú ý khi nói về chu kỳ thị trường:
Mục tiêu của bạn là kiếm tiền trên thị trường giá lên và bảo vệ tiền của bạn
khi thị trường giá xuống bắt đầu.
Khi thị trường giá lên bắt đầu, tập trung tìm kiếm những cổ phiếu dẫn đầu
mới, không phải cổ phiếu dẫn đầu trong quá khứ.
Khi thị trường giá xuống bắt đầu, để ý những cổ phiếu đang tích lũy và quan
sát thị trường có thể đi lên bắt cứ lúc nào.
“Ngày lấy đà”: báo hiệu xu hướng thị trường lên đang bắt đầu.
Trong khi thị trường vẫn đi xuống, sẽ có những ngày hồi phục, bạn bỏ qua 1-2
ngày hồi phục ban đầu, xu hướng thị trường vẫn đi xuống.
Từ ngày thứ 3 trở đi, bạn tìm kiếm “ngày lấy đà” để báo hiệu thị trường lên bắt đầu
“Ngày lấy đà”: là ngày thể hiện chỉ số tăng mạnh, thường 1.5%- 2%, cao hơn càng
tốt và khối lượng giao dịch tăng mạnh so với những ngày trước đó.
Thông tin quan trọng bạn cần nhớ là: thị trường bắt đầu đi lên khi nền kinh tế và
tin tức vẫn còn xấu. http://dautu101.blogspot.com/ Page 13
Ngày lấy đà ở Việt Nam cần áp dụng linh hoạt vì VN có 3 đặc điểm: biên độ
giao động, T+3 và chưa cho bán khống.
Vì thế, phát hiện “ngày lấy đà” rất có giá trị, bạn không cần phải phỏng đoán khi
nào thị trường đổi hướng đi lên bễn vững, chỉ việc chờ đợi “ngày lấy đà”, thị
trường sẽ không đi lên nếu không có ngày này.
Không phải tất cả những ngày lấy đà sẽ dẫn tới thị trường đi lên, có những trường
hợp thất bại nhưng có hệ thống chỉ dẫn vẫn tốt hơn không có hệ thống, thường
chính xác tới 70-80%. Nếu thua lỗ, bạn chỉ cần cắt lỗ và chờ đợi tín hiệu mới, thua
lỗ này quá nhỏ so với lợi nhuận to lớn khi bạn chính xác xu hướng đi lên thị
trường. http://dautu101.blogspot.com/ Page 14
Ngày phân phối sau ngày lấy đà – tín hiệu yếu – nhanh chóng trở lại xu hướng
xuống – vì vậy sự bức phá các cổ phiếu dẫn đầu ra khỏi hình mẫu là tín hiệu
xác nhận sống còn thứ hai.
Sau khi xảy ra “ngày lấy đà”, bạn không phải xông vào mua bán lung tung, bạn
hãy chọn những cổ phiếu tốt đã tích lũy trong khi thị trường đi xuống và giờ bức
phá mạnh mẽ ra khỏi nền tảng cơ bản, đây chính là những cổ phiếu dẫn đầu trong
thị trường tăng trưởng mới.
Sự bức phá của các cổ phiếu tốt ra khỏi nền tảng với khối lượng cao cũng chính là
yếu tố sống còn thứ hai để xác định thị trường chính thức đi lên (Đọc chương 4 để
hiểu về nền tảng, hình mẫu là gì).
“Ngày phân phối”: thị trường đang yếu dần, nguy cơ đảo chiều đi xuống.
Ngày phân phối: khi chỉ số giảm ít nhất 0.2% với khối lượng giao dịch lớn hơn
những ngày trước đó (hoặc giá đóng cửa tăng rất ít với khối lượng giao dịch lớn). http://dautu101.blogspot.com/ Page 15
Sự tăng lên ngày phân phối cho thấy các nhà đầu tư tổ chức lớn đang bán dần cổ
phiếu ra thị trường và như bạn biết sức mạnh bán khổng lồ của nhà đầu tư lớn sẽ
làm thị trường bước vào xu hướng giảm.
Hiển nhiên, nhà đầu tư lớn sẽ cố gắng che giấu điều họ đang làm nhưng bất lợi về
quy mô khiến họ rất khó khăn để làm điều đó, vì vậy việc theo dõi ngày phân phối
là rất quan trọng.
Khi thị trường đang đi lên, sẽ có 1-2 ngày phân phối bình thường, điều này không
ảnh hưởng mạnh tới xu hướng thị trường đang đi lên.
Nhưng nếu xuất hiện ngày phân phối thứ 3, thứ 4, bạn hãy cẩn thận theo dõi, thị
trường đang chịu sức ép mạnh mẽ sự bán ra của các nhà đầu tư lớn, bạn chờ xem
lực mua có hấp thu hết được không?
Số ngày phân phối tăng lên – Nhà đầu tư lớn đang bán dần cổ phiếu ra http://dautu101.blogspot.com/ Page 16
Nếu thị trường xuất hiện ngày phân phối thứ 5, thứ 6 đã báo hiệu thị trường nhiều
nguy cơ sẽ giảm mạnh đi vào xu hướng giảm – bạn hãy hành động bảo vệ tiền của
mình bằng cách chốt lợi nhuận hoặc cắt lỗ nhanh chóng.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 17
3. CHỌN CỔ PHIẾU TỐT ĐỂ ĐẦU TƯ:
Đầu tư tăng trưởng hay đầu tư giá trị?
Đầu tư tăng trưởng là những nhà đầu tư tìm kiếm
những công ty tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi
nhuận, những công ty này thường có chỉ số P/E cao
bởi sự tăng trưởng mạnh lợi nhuận thường trên trung
bình. Hiểu cách đơn giản hơn, bạn tìm mua những cổ
phiếu giá cao và kỳ vọng bán giá cao hơn do sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận
trong tương lai, gọi tắt là “mua cao bán cao hơn”
Mặt khác, những nhà đầu tư giá trị lại tìm kiếm những cổ phiếu tốt nhưng được
định giá thấp bởi vì một sự kiện nào đó (chỉ là tạm thời, không ảnh hưởng mạnh
mẽ tới lợi nhuận lâu dài công ty), sau đó mua và chờ đợi thị trường nhận ra được
giá trị của công ty. Hiểu cách đơn giản, bạn mua khi cổ phiếu định giá thấp và bán
ra khi cổ phiếu cao hơn giá trị công ty, gọi tắt là “mua thấp bán cao”
Vậy chiến lược đầu tư nào là tốt nhất?
Thật sự là không có chiến lược đầu tư nào là tốt nhất cho mọi nhà đầu tư, chỉ có
chiến lược phù hợp với từng người, mỗi chiến lược có những ưu và nhược điểm
khác nhau.
Nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân, không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên
học cách đầu tư tăng trưởng bởi vì rất ít nhà đầu tư cá nhân có kết quả tốt với đầu
tư giá trị, đa số không hiểu biết rõ về công ty mà mình đang mua vì thế việc định
giá công ty không chính xác, nếu định giá chính xác cũng thường không có kiên
nhẫn để chờ đợi cổ phiếu trở về giá trị thật. http://dautu101.blogspot.com/ Page 18
Trong ebook này, mục tiêu của chúng tôi là hướng dẫn bạn học cách đầu tư tăng
trưởng, đặc biệt dành cho các nhà đầu tư cá nhân.
Giới thiệu 2 nguyên tắc cơ bản trong việc chọn lựa cổ phiếu:
Tăng trưởng mạnh về lợi nhuận (EPS).
Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn, tổ chức.
3.1. Tăng trưởng mạnh về lợi nhuận (EPS) – nguyên tắc quan trọng
nhất khi lựa chọn cổ phiếu theo chiến lược đầu tư tăng trưởng.
Trước tiên, bạn cần phải hiểu vì sao giá cổ phiếu lại tăng cao, giá tăng hiển nhiên
phải có nhiều người mua hơn người bán và giá tăng mạnh nghĩa là phải có lực mua
rất mạnh để đẩy cổ phiếu đi xa. Lực mua mạnh này chỉ có thể đến từ các nhà đầu
tư tổ chức, các quỹ đầu tư lớn, vậy tiêu chí số 1 nào khi lựa chọn cổ phiếu thu hút
các nhà đầu tư lớn này – đó chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận (EPS).
Vậy cái gì khiến các cổ phiếu này có sự tăng trưởng mạnh mẽ về EPS, kết quả này
thường là một trong các yếu tố sau:
Có sự thay đổi mạnh mẽ về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thay đổi nhà quản lý
Thay đổi lớn trong xu hướng ngành.
Không phải tất cả các cổ phiếu có đặc điểm trên khi bạn mua sẽ tăng mạnh nhưng
những cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí trên sẽ có nhiều cơ hội trở thành cổ phiếu
tăng mạnh trong thị trường giá lên tiếp theo. Nếu bạn có thể mua được một trong
các cổ phiếu này trên thị trường giá lên tiếp theo nó sẽ tác động rất tích cực đến
danh mục đầu tư của bạn.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 19
Các chỉ số cơ bản ban đầu:
Chỉ số ngắn hạn:
Tăng trưởng EPS các quý hiện tại ít nhất 25% so với các quý năm trước (ví
dụ: so sánh Q4/2012 với Q4/2011).
Tăng trưởng Doanh thu các quý hiện tại ít nhất 25% so với các quý năm
trước.
Chỉ số dài hạn:
Tăng trưởng EPS hàng năm ít nhất 25% trong 3 năm gần nhất.
Tăng trưởng doanh thu hàng năm ít nhất 25% trong 3 năm gần nhất.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ít nhất 15-20%, càng cao càng tốt.
Khi mua cổ phiếu – Tập trung vào cơ bản và đồ thị. http://dautu101.blogspot.com/ Page 20
Chỉ số ngắn hạn cho bạn biết tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu, còn chỉ số dài
hạn cho thấy nền tảng cơ bản của công ty, chỉ số dài hạn quyết định sự tăng trưởng
ngắn hạn có bền vững không.
Sự kết hợp cả hai chỉ số ngắn hạn và dài hạn sẽ cho ra một cổ phiếu nhiều tiềm
năng tăng mạnh.
3.2. Sự hỗ trợ của các nhà đầu tư lớn, tổ chức:
Để cổ phiếu có thể tăng 20% hay tăng gấp đôi, gấp ba thì cần phải có một lực mua
rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn, hàng triệu cổ phiếu – lực mua này hiển nhiên
không thể đến từ các nhà đầu tư cá nhân được, nó biểu hiện cho sức mua mạnh của
các nhà đầu tư tổ chức lớn.
Vì thế, nếu bạn muốn tìm những cổ phiếu có tiềm năng tăng mạnh trong tương lai,
bạn cần phải quan tâm đến lực mua của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bạn nên
nhớ điều này: không phải tất cả cổ phiếu được các nhà đầu tư lớn mua vào là sẽ
tăng mạnh, nhưng cổ phiếu sẽ không thể tăng bền vững nếu không có lực mua vào
của các nhà đầu tư lớn này.
Ngược lại, hãy để ý đến lực bán ra của các nhà đầu tư lớn này, việc này sẽ tác động
tiêu cực tới cổ phiếu trong ngắn hạn, vì thế bạn nên đứng ngoài và chờ đợi những
nhà đầu tư tổ chức lớn này mua lại. Việc bạn mua khi các nhà đầu tư lớn bán ra
giống như bạn đang cố gắng bơi ngược dòng nước vậy, điều này sẽ tác động tiêu
cực đến danh mục đầu tư của bạn.
Hiển nhiên, các nhà đầu tư lớn sẽ biết lực mua bán của mình sẽ tác động mạnh mẽ
tới giá cổ phiếu nên họ thường che giấu hành động của mình. Nhưng trên thực tế
thường khó che giấu bởi vì sự to lớn của chính mình. http://dautu101.blogspot.com/ Page 21
Cách tốt nhất để có thể thấy được lực mua bán của nhà đầu tư lớn là sử dụng đồ
thị, chúng sẽ cho bạn biết hành động của nhà đầu tư lớn:
Có phải họ đang mua tích lũy cổ phiếu không?
Hay họ đang bán dần cổ phiếu ra thị trường?
Hay họ đang giữ chặt cổ phiếu của mình.
Khi sử dụng đồ thị, bạn không cần phải biết quá nhiều thứ như trường phái phân
tích kỹ thuật, đơn giản bạn chỉ cần biết giá và khối lượng, sự kết hợp giữa 2 yếu tố
này đủ để bạn biết câu chuyện đằng sau biểu đồ kỹ thuật.
Nói về khối lượng, bạn cần phải chú ý đến khối lượng bất thường trong giao dịch
hàng ngày, khối lượng bất thường chính là lực mua bán của các nhà đầu tư lớn, để
biết chính xác có bất thường hay không bạn so sánh với khối lượng trung bình các
ngày trước. Ví dụ, cổ phiếu giao dịch trung bình ngày 200.000 cp, hôm nay giao
dịch tăng mạnh lên 500.000 cp, đó là khối lượng bất thường; còn nếu trung bình
ngày giao dịch 2.000.000 cp, hôm nay tăng lên 2.200.000 cp thì khối lượng này
vẫn bình thường dù giao dịch rất lớn.
Có 4 trường hợp bạn cần chú ý khi nói về khối lượng lớn bất thường và câu chuyện
phía sau nó là các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư lớn khác đang làm:
Giá tăng với khối lượng bất thường lớn: cho thấy các nhà đầu tư tổ chức lớn
đang tích lũy mua vào.
Giá giảm với khối lượng bất thường lớn: cho thấy các nhà đầu tư tổ chức lớn
đang bán dần cổ phiếu ra thị trường.
Giá tăng với khối lượng nhỏ: cho thấy nhà đầu tư lớn không hào hứng với cổ
phiếu, đây là tín hiệu cho thấy cổ phiếu nhiều khả năng sẽ giảm. http://dautu101.blogspot.com/ Page 22
Giá giảm với khối lượng nhỏ: cho thấy nhà đầu tư lớn đang giữ chặt cổ
phiếu, không bán cổ phiếu ra.
Đồ thị tuần: Giá tăng khối lượng tăng – Nhà đầu tư tổ chức đang mua vào:
cho thấy nhiều khả năng còn tăng trưởng.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 23
Đồ thị tuần: Giá giảm với khối lượng lớn – Nhà đầu tư tổ chức đang bán ra:
khả năng đạt đỉnh ngắn hạn hoặc dài hạn (tùy thuộc vào thị trường và nội tại
của công ty).
Đồ thị tuần: Giá giảm với khối lượng lớn – Nhà đầu tư tổ chức đang bán ra:
liên tiếp nhiều tuần bán ra trên đường đi xuống. http://dautu101.blogspot.com/ Page 24
Đồ thị tuần: Giá tăng nhưng khối lượng thấp – nhà đầu tư lớn không hào
hứng với cổ phiếu: khả năng tăng mạnh thấp.
Đồ thị tuần: Giá giảm với khối lượng nhỏ - Nhà đầu tư lớn vẫn giữ chặt cổ
phiếu, không bán ra thị trường. http://dautu101.blogspot.com/ Page 25
Giá cổ phiếu trên 15.000đ?
Đối với nhà đầu tư cá nhân mới trên thị trường, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn
cổ phiếu trên 15.000đ bởi vì những cổ phiếu giá tốt thường có giá cao hơn, bạn
khó có thể mua cổ phiếu tốt với giá rẻ được (nếu có nhà đầu tư cá nhân cũng rất
khó thấy được giá trị thật của cổ phiếu khi mua giá rẻ).
Bản chất của con người là thế, có xu hướng theo đuổi những cổ phiếu giá thấp
(thường dưới 10.000đ) bởi vì nghĩ chúng có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh. Nhưng
bạn hãy nghĩ đến lý dó vì sao nó lại có giá như thế:
Tăng trưởng lợi nhuận thấp.
Doanh thu không triển vọng
Thiếu các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn.
Bởi vì thế, nó khó có thể hấp dẫn của các nhà đầu tư tổ chức lớn, nhân tố quan
trọng để giúp cổ phiếu tăng trưởng bền vững.
Bạn cũng đừng sợ khi mua cổ phiếu giá cao, hãy tập trung vào các tiêu chí chọn
lựa cổ phiếu của mình, nếu thỏa mãn hãy mua vào.
Khối lượng trung bình giao dịch ngày trên 200.000 cp.
200.000 cp là con số tương đối, nó có thể thay đổi theo từng thời điểm, điều bạn
cần nhớ là tránh những cổ phiếu có thanh khoản thấp, lý do rất đơn giản là những
nhà đầu tư tổ chức lớn tránh nó thì bạn cũng nên tránh nó, thêm lý do nữa là những
có phiếu thanh khoản thấp biến động rất mạnh.
Những nhà đầu tư lớn thường thiết lập trạng thái mua bán cổ phiếu của mình hàng
trăm ngàn, thậm chí hàng triệu cổ phiếu vì thế rất khó có thể mua bán cổ phiếu khi http://dautu101.blogspot.com/ Page 26
thanh khoản của nó quá thấp, nếu bán ra giá cổ phiếu sẽ giảm rất mạnh, điều này sẽ
làm giảm lợi nhuận hoặc tăng thua lỗ.
Tóm lại, nếu bạn là nhà đầu tư cá nhân hãy tập trung vào những cổ phiếu có thanh
khoản cao, ít nhất cũng trên 200.000 cp, cao hơn thì tốt hơn nữa.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 27
4. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MUA CỔ PHIẾU:
4.1. Tại sao nên sử dụng đồ thị (chart)?
Trong chương trước, chúng ta đã biết được tầm quan trọng
của các nhà đầu tư tổ chức lớn, họ sẽ quyết định xu hướng cổ
phiếu của bạn. Vậy bằng cách nào có thể thấy được cái họ
đang làm, mua hay bán ra – hãy sử dụng đồ thị.
Khi lần đầu nhìn vào đồ thị, bạn có thể thấy điều này quá phức tạp, nhiều chỉ báo
kỹ thuật nhưng bạn chỉ cần nhớ 1 điều đơn giản: đồ thị báo cho bạn biết câu
chuyện – đó là bức tranh ẩn đằng sau cổ phiếu của bạn:
Các nhà đầu tư lớn đang mua vào hay bán ra?
Mặc dù giá hiện tại đang giảm nhưng các nhà đầu tư lớn có hỗ trợ mạnh và
mua vào thêm nhiều không?
Các nhà đầu tư lớn phản ứng với thông tin mới như thế nào?
Khi hiểu được câu chuyện đằng sau đồ thị, bạn sẽ biết được thời điểm mua bán cổ
phiếu hợp lý.
Căn bản đồ thị:
Khi sử dụng đồ thị, bạn không cần phải biết các chỉ số kỹ thuật quá phức tạp, bạn
chỉ cần biết 2 yếu tố quan trọng nhất trong phân tích đồ thị là giá và khối lượng:
Giá: 1 nến là giao động giá trong 1 ngày.
Khối lượng: tổng khối lượng mua bán đã khớp trong ngày.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 28
Nên sử dụng đồ thị ngày hay đồ thị tuần?
Câu trả lời là cả hai.
Đồ thị tuần: sẽ cho bạn biết xu hướng dài hạn cổ phiếu của bạn.
Đồ thị ngày: thông báo điểm mua đặc biệt và tín hiệu nguy hiểm sớm.
Đồ thị tuần.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 29
Đồ thị ngày.
4.2. Các hình mẫu (patterns) là gì?
Các hình mẫu đơn giản là các mẫu đồ thị đặc trưng mà khi bạn thấy chúng xuất
hiện nhiều khả năng sẽ có sự tăng giá tiềm năng.
Tới đây có lẽ bạn sẽ nghĩ thị trường chứng khoán là nơi thay đổi rất nhanh chóng,
có thể biến đổi từng giây, vậy tại sao những mẫu hình như thế lại báo hiệu sự tăng
giá tiềm năng, liệu có cứng nhắc và máy móc quá không?
Thật sự, chúng không có gì mâu thuẫn cả, đúng là thị trường chứng khoán biến đổi
rất nhanh chóng, từng giây phút nhưng có một thứ rất ít thay đổi trên thị trường
chứng khoán, đó là bản chất con người ở trong nhà đầu tư. Chính vì bản chất của
con người không thay đổi nên những hình mẫu này cũng không thay đổi.
Bạn cũng nên chú ý rằng những hình mẫu này không phải là những mẫu hình ngẫu
nhiên mà chúng dại diện cho các cảm xúc của con người, đó là: hy vọng, nỗi sợ hãi
và lòng tham. http://dautu101.blogspot.com/ Page 30
Giới thiệu những hình mẫu cơ bản:
Cup with handle (chiếc cốc và tay cầm)
Những cổ phiếu tăng mạnh tiềm năng thường có dạng mẫu hình này
Nhìn vào giống như chiếc cốc uống trà.
Double bottom (2 đáy)
Mẫu hình có tiềm năng tăng giá mạnh.
Nhìn vào giống như chữ W.
Thường xảy ra trong thị trường biến động mạnh.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 31
Flat base (nền phẳng)
Thường xảy ra ở giai đoạn sau của 2 mô hình trên.
Thời gian tạo hình mẫu ngắn.
Cơ hội mua vào hoặc mua thêm cổ phiếu.
http://dautu101.blogspot.com/ Page 32
5. THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ BÁN CỔ PHIẾU:
Sai lầm thường thấy nhất khi bạn mới vào thị
trường chứng khoán là quá nghĩ đến việc nên
chọn cổ phiếu nào để mua mà không suy nghĩ
về thời điểm bán ra. Bạn thường nghiên cứu
nhiều về cổ phiếu, hỏi các nhà môi giới, phân
tích chứng khoán có mã nào tốt không, có tin
tức gì mới không nhưng khi có chuyện tiêu cực
xảy ra bạn không biết phản ứng thế nào cả. Điều này giống như việc bạn đi học lái
xe, khi bạn ra đường lái xe mới nhớ ra mình chưa học kỹ năng dừng xe, bạn cứ
chạy, chạy và chạy mà không biết nên dừng lại thế nào.
Đừng nghĩ việc bán cổ phiếu là một việc tiêu cực, đó là một phần trong công việc
đầu tư của bạn. Hãy nghĩ đến việc học bán cổ phiếu giống nhưcái thắng trong chiếc
xe của bạn:
Thắng xe lại để tránh tai nạn – bảo vệ tiền của bạn.
Thắng xe lại khi tới mục tiêu – chuyển lợi nhuận thành tiền mặt.
5.1. Những nguyên tắc bán cơ bản:
Ai cũng đều phạm sai lầm! Đơn giản hãy cắt lỗ càng ít càng tốt – tối đa 7-8%:
Khi bạn thua lỗ, hãy ném cái tôi của bạn ra xa, cắt lỗ nhanh chóng có thể và di
chuyển tới cổ phiếu khác, điều này không những bảo vệ tiền của bạn mà còn bảo
vệ sức khỏe của chính bạn.
Bán những cổ phiếu thua lỗ đầu tiên:
Hãy nghĩ đến việc quản lý danh mục đầu tư giống như quản lý đội bóng đá, liệu
bạn có bán những cầu thủ tốt và giữ lại những cầu thủ kém không? Không, bạn làm http://dautu101.blogspot.com/ Page 33
ngược lại, giữ những cầu thủ tốt và bán ra những cầu thủ kém đầu tiên và dùng tiền
đó để mua về những cầu thủ tốt hơn.
Trong đầu tư cũng thế, bạn hãy bán những cổ phiếu thua lỗ đầu tiên và dùng tiền
bán đó để:
Mua những cổ phiếu mới tốt hơn.
Hoặc mua thêm những cổ phiếu tốt mà bạn đang nắm giữ.
Khi bạn mua cổ phiếu, hãy tập trung vào cơ bản công ty và đồ thị cổ phiếu
nhưng khi bán chỉ tập trung chủ yếu vào đồ thị cổ phiếu.
Thông thường, những nhà đầu tư tổ chức lớn có những nghiên cứu chuyên sâu về
cổ phiếu và có mối quan hệ mật thiết với bộ máy quản lý công ty nên họ thường
thấy trước các vấn đề của công ty. Nhưng nhược điểm của họ là quy mô đầu tư quá
lớn nên khó bán ra khi mọi người đều biết thông tin xấu. Vì vậy, họ thường bán cổ
phiếu ra khi thông tin cơ bản còn tốt, điều này dẫn đến hệ quả tín hiệu báo nguy
hiểm trên đồ thị sẽ xuất hiện trước khi các yếu tố cơ bản công ty xấu đi.
Nếu có tín hiệu xấu trên đồ thị, bạn có thể không biết tại sao các nhà đầu tư lớn bán
ra khi lợi nhuận vẫn tốt, hãy bảo vệ tiền của bạn trước khi tìm hiểu lý do tại sao,
công ty của bạn mua có thể vẫn tốt nhưng hiện tại nó không phải là cổ phiếu tốt.
Tóm lại, khi bán cổ phiếu bạn nên tập trung vào đồ thị hơn là các yếu tố cơ bản
công ty. Nếu các nhà đầu tư lớn đang bán ra mà bạn vẫn giữ cổ phiếu là bạn đang
chơi trò chơi của người thua cuộc. http://dautu101.blogspot.com/ Page 34
Khi bán cổ phiếu tập trung vào đồ thị, không phải lợi nhuận
5.2. Kế hoạch bán cổ phiếu đơn giản:
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các tín hiệu bán ra và các dấu
hiệu nguy hiểm, hiện tại chúng tôi giới thiệu cho bạn một nguyên tắc bán đơn giản
để bảo vệ tiền của bạn và chốt lợi nhuận.
Nguyên tắc bán 3-1:
Chốt lợi nhuận:
o Bán hầu hết cổ phiếu ra nếu giá tăng 20-25% so với điểm mua chính
xác (có những ngoại trừ giữ lại cổ phiếu để có lợi nhuận cao hơn,
chúng tôi sẽ trình bày sau).
Bảo vệ tiền:
o Thị trường: có những hành động thận trọng, chuẩn bị bán ra khi thị
trường chuyển sang xu hướng xuống. o Giá cổ phiếu: luôn luôn bán ra khi giá cổ phiếu giảm 7-8% so với giá
mua vào, không có ngoại lệ nào cả!
Đây gọi là nguyên tắc bán 3-1 bởi vì tỷ lệ lợi nhuận 20-25% so với thua lỗ 7-8%,
nếu bạn theo hệ thống này, bạn có thể sai 2 trên 3 lần mua cổ phiếu mà vẫn có thể
bảo vệ tiền của bạn hoặc chỉ thua lỗ nhỏ.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới tham gia trên thị trường, có thể đọc thêm “10 câu hỏi
thường gặp trong đầu tư chứng khoán” tại đây.
8 Tiêu chí đơn giản để chọn mua chứng khoán tốt
8 Tiêu chí đơn giản để chọn mua chứng khoán tốt
Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn những bước cụ thể mà các nhà đầu tư giỏi dùng để mua cổ phiếu của các công ty tốt nhất với giá cực rẻ so với giá trị thực, giúp bạn có cơ hội kiếm lợi nhuận cao.
Trước hết, bạn cần điểm qua chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư tài ba, bao gồm 3 bước:
1. Chọn công ty tốt
2. Mua cổ phiếu với giá tốt (rẻ hơn giá trị thực)
3. Đợi đến khi thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu hay định giá nó quá cao mới bán ra.
Như thế nào được gọi là một công ty tốt?
1. Công ty tốt là công ty được tin chắc sẽ tăng thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) dẫn đến giá trị cổ phiếu tăng, giá bán cổ phiếu cũng tăng và bạn sẽ kiếm lời khi bán ra.
2. Có thể hồi phục và lớn mạnh sau những tin xấu hoặc thảm họa như chiến tranh, suy thoái, sai lầm của ban lãnh đạo hoặc sự xuất hiện của đối thủ mới.
Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào 8 tiêu chí giúp bạn chọn được công ty tốt.
1. Tiêu chí 1: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều trong một thời gian dài
- Dấu hiện đầu tiên cho biết 1 công ty có thể tăng liên tục lợi nhuận trong tương lai chính là thành tích trong quá khứ. Nếu công ty có doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong vòng ít nhất 5 năm (đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái), nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tăng.
- Doanh thu và lợi nhuận có thể dễ dàng tìm thấy trong các Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, trong Bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh.
2. Tiêu chí 2: Lợi thế cạnh tranh bền vững
Khi đầu tư vào công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp bảo vệ nó khỏi đối thủ và giữ chân khách hàng, bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng lợi nhuận và giá trj cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng.
Lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đến từ:
- Thương hiệu mạnh
- Bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh
- Quy mô kinh tế khổng lồ
- Dẫn đầu thị trường khiến đối thủ khó lòng chen chân vào
- Chi phí thay đổi lớn để giữ chân khách hàng…
Đặc điểm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững: Đó thường là những công ty bán các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền đối với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó thường độc nhất vô nhị, nên kể cả khi giá tăng, nhu cầu vẫn mạnh. Do có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những công ty này hưởng tỷ lệ lợi nhuận cao, các cửa hàng phải chọn bán sản phẩm này nếu không muốn bị mất khách.
3. Tiêu chí 3: Có yếu tố tăng trưởng trong tương lai
Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn muốn đầu tư có một số yếu tố tăng trưởng sau:
- Phát triển dòng sản phẩm mới
- Phát triển công nghệ sản phẩm mới
- Có bằng sáng chế mới
- Mở rộng công suất
- Mở rộng ra thị trường mới
- Có nhiều chi nhánh hơn
- Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khám phá…
Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể đọc “Tin từ Ban giám đốc” hay “Thư thông báo cổ đông” trong Báo cáo tài chính mới nhất hoặc vào trang web công ty tìm thông tin ở mục “Dành cho nhà đầu tư”.
4. Tiêu chí 4: Nợ vừa phải
Quy luật vàng: Nợ dài hạn phải ít hơn từ 3 đến 4 lần Lợi nhuận ròng (sau khi trừ thuế).
5. Tiêu chí 5: Lợi nhuận trên tổng số vốn (ROE) luôn ở mức cao
ROE: cho biết công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận với số tiền nhà đầu tư bỏ vào.
ROE = (Lợi nhuận ròng/ Tổng số vốn cổ đông ) x 100%
Nhìn chung, công ty có ROE khoảng 12% được xem là trung bình. Không có nhiều công ty liên tục đạt được mức ROE>15% là nơi đáng để đầu tư.
6. Tiêu chí 6: Không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động hiện tại
Các công ty đòi hỏi vốn đầu tư cao (sản xuất máy bay, xe hơi, …) thường phải chi phần lớn lợi nhuận vào việc giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì việc tái đầu tư phần lớn lợi nhuận không được xem là Chi phí mà là Tài sản trên Bảng cân đối kế toán nên Báo cáo hoạt động kinh doanh của những công ty nay làm cho họ có vẻ như đang kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, họ không còn tiền để trả lại cho nhà đầu tư, hoặc để đầu tư vào sản phẩm mới nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng.
Để đánh giá yếu tố này, bạn nên nhìn vào phần “Lưu chuyển tiền tự do”
Lưu chuyển tiền tự do = Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng
(Các yếu tố này lấy trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Thông thường, nếu tỷ số (Lưu chuyển tiền tự do/ Doanh thu (trong vòng 10 năm)) > 5%, công ty được xem là làm ăn tốt, có của ăn của để.
7. Tiêu chí 7: Ban lãnh đạo trung thực và có tài đầu tư tài sản
Đây là tiêu chí quan trọng nhất và khó xác định nhất.
Tuy nhiên, có thể căn cứ 1 vài dấu hiệu sau để xem xét ban quản lý có làm việc vì lợi ích cổ đông không.
Vì công ty Vì bản thân
Nắm giữ một phần lớn cổ phiếu công ty Bán phần lớn cổ phiếu công ty cho nhà đầu tư khác. Chọn bỏ 1 phần nhỏ tài sản vào cổ phiếu công ty, đầu tư tiền vào công ty khác
Giảm thiểu chi phí không cần thiết, giúp giảm chi phí hoạt động. Lương cơ bản tương đối thấp nhưng tiền thưởng cao nếu làm tốt Lương căn bản cao và chi phí xa hoa.
Chú trọng vào dài hạn, thường giữ nguyên hay tăng chi phí đầu tư ngắn hạn (lợi nhuận ngắn hạn thấp hơn) để đảm bảo giá trị cổ phiếu tăng trong tương lai Chú trọng vào ngắn hạn. Có thể cắt chi phí nghiên cứu, phát triển, quảng cáo hay những chi phí khác để tăng lợi nhuận ngắn hạn, nhưng giảm lợi thế cạnh tranh dài hạn
Báo cáo tài chính trung thực, chịu trách nhiệm và chấp nhận sai lầm Cố ý thay đổi báo cáo tài chính, che dấu chi phí và lỗ, đẩy lợi nhuận ngắn hạn lên cao
8. Tiêu chí 8: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực
Để biết chắc mình mua cổ phiếu với giá hời, bạn phải biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu.
Về mặt lý thuyết, giá trị thực của 1 công ty được tính bằng cách cộng tất cả số tiền sinh ra từ hoạt động kinh doanh (đến vô cực) và giảm số tiền đó thành giá trị hiện tại. Tuy vậy, trên thực tế, các công ty không tồn tại mãi mãi. Nếu thận trọng, bạn giả thiết công ty chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nữa. Vậy, ta sẽ tính giá trị thực của cổ phiếu bằng cách cộng tất cả số tiền dự tính sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh trong vòng 10 năm tới và giảm xuống giá trị hiện tại.
3 bước chủ yếu tính giá trị hiện tại (giá trị thực) công ty:
1. Dự tính số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong 10 năm tới:
Căn cứ trên mục “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” trong Bảng cáo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong 5 năm trước, bạn sẽ tính được tỷ lệ tăng trưởng trung bình của dòng tiền theo Công thức Excel RATE(N, PMT, PV, FV) với:
N: Số năm
PMT: Số tiền trả mỗi năm
PV: Giá trị hiện tại
FV: Giá trị tương lai
Ví dụ: Xét trong năm hiện tại là 2009
Ta có Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh công ty trong 5 năm trước đó như sau:
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2084,3 2257,5 2415,5 2587,6 2773,9 2940,3
• Xét trong trường hợp mỗi năm công ty không trả cho cổ đông khoản tiền nào -> PMT = 0
Khi đó:
N=5
PV: - 2084,3 (mang giá trị âm vì đây là khoản tiền bỏ ra ban đầu vào đầu năm 2000).
FV: 2940,3
Theo Công thức RATE(5; 0; -2084,3; 2940,3) => Tỷ lệ tăng trưởng khoảng 7,12%/năm.
Từ đó, bạn có thể dự tính lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh từ năm 2009 trở đi như sau:
Năm 2010: 2940,3 x 1,0712% = 3150
Năm 2011: 3150 x 1,0712% = 3340
…cho tới năm 2019
2. Giảm tất cả số tiền trong tương lai này về giá trị hiện tại:
Nên nhớ rằng, số tiền nhận được trong tương lai sẽ có giá trị thấp hơn hiện tại. Vậy, ta phải giảm tất cả số tiền này với 1 hệ số giảm sau:
1. Bước 1: Tính Hệ số giảm = 1/ (1 + r%)n
Với:
r% : tỷ lệ lãi suất an toàn (trong trường hợp bạn không đầu tư vào cổ phiếu, ví dụ như gửi tiền Ngân hàng).
n: số năm
Ví dụ: Hệ số giảm cho Năm thứ nhất (năm 2010): 1/ 1,11 = 0,9
Năm thứ 2 (năm 2011): 1/ 1,112 = 0,81
Năm thứ 3 (năm 2012): 1/ 1,113 = 0,73
… tính cho tới năm 2019
** Với giả sử: lãi suất an toàn hiện tại = lãi suất tiết kiệm 12 tháng của các Ngân hàng (bình quân khoảng 11%/năm).
3. Giảm dòng tiền về hiện tại:
Hệ số giảm x Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dự kiến trong 10 năm tới
Khi đó: Giá trị hiện tại của công ty = Tổng tất cả các dòng tiền qua các năm quy về hiện tại
= 0,9 x 3150 + 0,81 x 3340 + …cho tới năm 2019
Và Giá trị thực của 1 cổ phiếu = Giá trị hiện tại công ty/ Số cổ phiếu đang lưu hành.
Mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó là điều kiện cần trong chiến lược kinh doanh chứng khoán. Vậy, khi nào nên bán cổ phiếu sẽ là điều kiện đủ để nhà đầu tư kiếm lời.
1. Bạn không nên nhìn vào giá cổ phiếu để quyết định xem có bán hay không. Bạn cần so sánh giá hiện tại với giá trị thực, kể cả giá cổ phiếu đã tăng gấp 10 lần bạn vẫn không nên bán nếu nó vẫn thấp hơn giá trị thực. Vì nếu tiếp tục giữ cổ phiếu rẻ bạn sẽ có lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
2. Nếu giá cổ phiếu giảm vì tin xấu không phải nhất thời bạn hãy bán ngay. Dấu hiệu bạn nên bán:
+ Bạn đã phạm sai lầm khi đánh giá công ty, nó không thỏa mãn đủ 8 tiêu chí
+ Hàng quý, khi đánh giá lại công ty, bạn nhận thấy công ty có thay đổi tiêu cực (không phải nhất thời) đối với 1 trong 7 tiêu chí đầu tiên
+ Ban lãnh đạo hành động không vì quyền lợi cổ đông, bán phần lớn cổ phiếu của mình
+ Bạn tìm được công ty tốt hơn và đang bán với giá hời
+ Giá cổ phiếu hàng quý đã vượt quá giá trị thực
Nhân tố phải tính đếnkhi mua cổ phiếu
Nhân tố phải tính đếnkhi mua cổ phiếu
Sách dạy về chứng khoán có bán khá nhiều, song đại đa số khuyên bảo giống nhau, chỉ cho nhà đầu tư các công thức, song ít khi chỉ bảo cách nhìn nhận, đánh giá, những ranh giới được và không được để giúp nhà đầu tư "hành tẩu” đúng trên sàn và ngoài sàn. Bài viết này đưa ra một số tri thức để giúp các nhà đầu tư nhìn nhận những cơ hội thực sự cho mình.
1- Đừng chú ý đến cổ tức ngay, hãy xem Công ty đó ở trong ngành nào trước Chính vấn đề tưởng trừng không liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu này lại là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định cổ phiếu đó có tăng giá nhiều hày không trong tương lai. Nếu một Công ty chuyên tư vấn du học niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá của nó đương nhiên khó có thể cao được bởi đa số các Công ty du học là các Công ty loại OMS tức chỉ hoạt động quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tài năng và sự chăm chỉ của một hay vài người, giống như cây bonsai, khó có thể lớn lên và nhân rộng được quy mô. Trong khi đó, nếu các Công ty trong ngành tài chính, các Ngân hàng, Công ty xây dựng, bất động sản (đúng nghĩa chứ không phải là “cò nhà”), Công ty hàng tiêu dùng nhanh, Công ty truyền thông… thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường kinh doanh là rất lớn. Vinamilk, Kinh Đô, REE, Sacombank, Ngân hàng ACB, Sudico... giá cao điều đầu tiên đều do họ thuộc các ngành đầy triển vọng này.
2- Có hay không khả năng mở rộng kinh doanh?Vấn đề này chính là vấn đề phải xem xét tiếp theo. Nếu một Công ty có khả năng mở rộng liên tục quy mô sán xuất kinh doanh của mình thì giá của chúng sẽ tăng, đólà điều đương nhiên. Dẫn chứng sắc nét có thể đưa ra ngay là giả định có 2 Công ty cùng có cụm từ thủy điện trên tên giao dịch như "Công ty Thủy điện ABC" và "Công ty Đầu tư Thủy điện XYZ" thì giá của Công ty thứ hai đương nhiên sẽ cao, còn Công ty thứ nhất sẽ khó lòng lên đến đầu 4x, trong khi đó, nếu Công ty thứ hai có thể lên đến trên 10x, thậm chí 20x là bình thưởng. Giá chênh như vậy là dễ hiểu bởi Công ty thứ nhất chỉ có 1 nhà máy thủy điện duy nhất. Nhà máy này xây một lần rồi thôi, không có khả năng mở rộng sản xuất, không đắp cao đập lên được, không lắp thêm máy, không tăng công suất phát điện được, nhà đầu tư chí có thể trông vào cố tức mà thôi. Trong khi đó, ở Công ty thứ hai, vốn điêu lệ ban đầu có thể chỉ là 50 tỷ, song Công ty lại có khả năng tham gia đầu tư vào rất nhiều: 10, 100 và hơn nữa các Nhà máy thủy điện nên vốn đầu tư có thể tăng tương ứng và quyền lợi của nhà đầu tư tăng theo đà đó.
3- Nhìn vào cả quá trình thay vì chỉ vào một thời điểmLịch sử một Công ty nói lên nhiều điều. Trước hết nếu Công ty đó có cả một lịch sửrất dài nhưng các "chỉ số cơ thể" hiện đều nhàng nhàng thì khó có đột biến đáng mừng cho nhà đầu ra bởi thời gian đã chứng minh Công ty đó không có gì xuất sắc. Nếu 5 năm trước, các chỉ số tài chính của Công ty tốt, song vào thời điểm nhà đầu tư xem xét, chỉ số đó đang tụt dần thì hãy cẩn thận: dù chí số đó, vào thời điểm đó đã tốt song có gì đám bảo nó sẽ không tụt dốc tiếp?
4- Nhìn vào đội ngũ, hơn là chỉ nhìn vào chỉ số tài chínhLịch sử các Công ty hay ngân hàng Việt Nam đã chứng minh là vấn đề đội ngũ nói chung và đội ngũ quản lý là vô cùng quan trọng với một Công ty. Nếu các nhân tố nói trên căn bản tốt, có đội ngũ tốt, Công ty đó sẽ ăn nên làm ra và trong trường hợpđó, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ cao hơn nhiều. Thậm chí lịch sử đã chứng minh nếu một doanh nghiệp đang kém nhưng xuất hiện một đội ngũ tất thì doanh nghiệp đó vẫn có thể lội ngược dòng. VP Bank là một trường hợp điển hình. Vào năm 2002, VP Bank vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nhưng sau đó, với sự thayđổi nhân sự, với quyết tâm cao và định hướng đúng, ngân hàng này không những ra khỏi tình trạng bị kiểm soát đặc biệt mà còn có nhiều bước phát triển ngoạn mục, trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và tất nhất. Giá cổ phiếu vào thời điểm đó thường được mua bán dưới mệnh giá (thậm chí lúc thấp nhất chỉ còn 0,25 lần mệnh giá) đã nhanh chóng lên đến cao nhất khoảng 7,4 lần mệnh giá.
5- Hãy lưu ý đến các cổ đông là pháp nhânCác cổ đông pháp nhân có vai trò khá quan trọng với cổ phiếu của một Công ty. Nếu trong số cổ đông đó, có nhiều ngân hàng, Công ty tài chính, các Công ty có tên tuổi, đó chắc chắn là một điểm căn cứ để "lên điểm” của cổ phiếu đó. Điểm của Công ty càng lên nếu đó là các Công ty hay ngân hàng nước ngoài, Công ty cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần.
6- Chú ý đến động thái của các quỹ đầu tưỞ Việt Nam hiện tại, còn quá ít các quỹ đầu tư song nhà đầu tư cũng nên chú ý đến động thải của các quỹ này. Các quỹ thường có "giác quan" rất nhạy nên họ sẽ quyết định đầu tư vào những nơi nào có triển vọng nhất. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có nhiều Công ty tốt song không muốn bán cho các quỹ này bởi nhiều quỹ chỉ muốn gặt hái lợi nhuận đơn thuần và thường đầu tư theo kiểu ngắn hạn, nếu có lời là có thể bán ngay.
7- Cần có thông tin rõ ràngTất nhiên, đây là một việc quan trọng khi xem xét đầu tư vào cổ phiếu của một Công ty nào đó. Không nên mua cổ phiếu khi không có đầy đủ thông tin cần thiết vềCông ty đó. Hệ thống thông tin và các quy định về công bố thông tin của các Công ty khi phát hành cổ phiếu ở nước ta còn rất sơ sài. Với Công ty lên sàn niêm yết, mọi việc đơn giản hơn vì ít nhất Công ty đó phải có cáo bạch. Đối với Công ty mới có cổ phiếu OTC, bạn cũng nên đòi người bán phải cung cấp thông tin như báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo kiểm toán.
8- Chú ý đến các chỉ số tài chính và P/E của Công ty Có nhiều cách tính chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể tham khảo trên các cuốn sách về chứng khoán được bán rất nhiều ở các hiệu sách khắp cả nước. Nhưng quan trọng hơn, chỉ số thế nào thì mua, chỉ số nào thì không mua?Theo các chuyên gia chứng khoán, nếu P/E của một Công ty ở mức dưới 12, bạn có thể mua cổ phiếu đó mà không cần cân nhắc gì nhiều. Nếu P/E ở mức 12 - 18 nên cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia xem có nên đâfu tư hay không. Còn nếu P/E ở mức trên 18, thường chỉ nên bán. Đây là các cột mốc song chi có tính tương đối và luôn phải xem xét đến các nhân tố tương lai (nhất là các quyền lợi sắp phát sinh, yếu tố ngành nghề… để "tính lại" P/E trong tương lai gần là bao nhiêu rồi mới nên kết luận là mua hay bán.
9- Không thể thiếu các “nhân tố vô hình”Một điều các chuyên gia của chúng ta thường không nhắc đền nhiều nhưng lại là câu hỏi mà các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng hỏi khi tìm hiểu về một cổ phiếu, đó là các giá trị mô hình của doanh nghiệp đã được tính đến chưa và nếu tínhthì giá là bao nhiêu. Giá đó là đắt hay rẻ? Giá trị mô hình này có thể là lợi thế thương mại. Thí dụ như PV Driuing có lợi thế độc tôn trong ngành dầu khí là một nhân tố phải tính đến của Công ty này. Cavico Mining có một hợp đồng khai mỏ lớn và lâu dài đến khoảng 15 năm liền đảm bảo công ăn việc làm trong một thời gian dài cũng là lợi thế. Vinamilk có thương hiệu và một loạt nhãn hiệu nổi tiếng, đã ăn vào tâm trí người tiêu dùng cũng là lợi thế lớn trên thị trường.Nhìn chung, khi nhìn nhận một cổ phiếu phải xét đến rất nhiều nhân tố. Đó chính là điểm khởi phát cho những thành công khi nhà đầu tư bước chân vào thị trường cổ phiếu. Chúng tôi sẽ còn một số bài viết sâu hơn cho bạn đọc về những vấn đề này trong các số báo tới.
Sách dạy về chứng khoán có bán khá nhiều, song đại đa số khuyên bảo giống nhau, chỉ cho nhà đầu tư các công thức, song ít khi chỉ bảo cách nhìn nhận, đánh giá, những ranh giới được và không được để giúp nhà đầu tư "hành tẩu” đúng trên sàn và ngoài sàn. Bài viết này đưa ra một số tri thức để giúp các nhà đầu tư nhìn nhận những cơ hội thực sự cho mình.
1- Đừng chú ý đến cổ tức ngay, hãy xem Công ty đó ở trong ngành nào trước Chính vấn đề tưởng trừng không liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu này lại là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định cổ phiếu đó có tăng giá nhiều hày không trong tương lai. Nếu một Công ty chuyên tư vấn du học niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá của nó đương nhiên khó có thể cao được bởi đa số các Công ty du học là các Công ty loại OMS tức chỉ hoạt động quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tài năng và sự chăm chỉ của một hay vài người, giống như cây bonsai, khó có thể lớn lên và nhân rộng được quy mô. Trong khi đó, nếu các Công ty trong ngành tài chính, các Ngân hàng, Công ty xây dựng, bất động sản (đúng nghĩa chứ không phải là “cò nhà”), Công ty hàng tiêu dùng nhanh, Công ty truyền thông… thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường kinh doanh là rất lớn. Vinamilk, Kinh Đô, REE, Sacombank, Ngân hàng ACB, Sudico... giá cao điều đầu tiên đều do họ thuộc các ngành đầy triển vọng này.
2- Có hay không khả năng mở rộng kinh doanh?Vấn đề này chính là vấn đề phải xem xét tiếp theo. Nếu một Công ty có khả năng mở rộng liên tục quy mô sán xuất kinh doanh của mình thì giá của chúng sẽ tăng, đólà điều đương nhiên. Dẫn chứng sắc nét có thể đưa ra ngay là giả định có 2 Công ty cùng có cụm từ thủy điện trên tên giao dịch như "Công ty Thủy điện ABC" và "Công ty Đầu tư Thủy điện XYZ" thì giá của Công ty thứ hai đương nhiên sẽ cao, còn Công ty thứ nhất sẽ khó lòng lên đến đầu 4x, trong khi đó, nếu Công ty thứ hai có thể lên đến trên 10x, thậm chí 20x là bình thưởng. Giá chênh như vậy là dễ hiểu bởi Công ty thứ nhất chỉ có 1 nhà máy thủy điện duy nhất. Nhà máy này xây một lần rồi thôi, không có khả năng mở rộng sản xuất, không đắp cao đập lên được, không lắp thêm máy, không tăng công suất phát điện được, nhà đầu tư chí có thể trông vào cố tức mà thôi. Trong khi đó, ở Công ty thứ hai, vốn điêu lệ ban đầu có thể chỉ là 50 tỷ, song Công ty lại có khả năng tham gia đầu tư vào rất nhiều: 10, 100 và hơn nữa các Nhà máy thủy điện nên vốn đầu tư có thể tăng tương ứng và quyền lợi của nhà đầu tư tăng theo đà đó.
3- Nhìn vào cả quá trình thay vì chỉ vào một thời điểmLịch sử một Công ty nói lên nhiều điều. Trước hết nếu Công ty đó có cả một lịch sửrất dài nhưng các "chỉ số cơ thể" hiện đều nhàng nhàng thì khó có đột biến đáng mừng cho nhà đầu ra bởi thời gian đã chứng minh Công ty đó không có gì xuất sắc. Nếu 5 năm trước, các chỉ số tài chính của Công ty tốt, song vào thời điểm nhà đầu tư xem xét, chỉ số đó đang tụt dần thì hãy cẩn thận: dù chí số đó, vào thời điểm đó đã tốt song có gì đám bảo nó sẽ không tụt dốc tiếp?
4- Nhìn vào đội ngũ, hơn là chỉ nhìn vào chỉ số tài chínhLịch sử các Công ty hay ngân hàng Việt Nam đã chứng minh là vấn đề đội ngũ nói chung và đội ngũ quản lý là vô cùng quan trọng với một Công ty. Nếu các nhân tố nói trên căn bản tốt, có đội ngũ tốt, Công ty đó sẽ ăn nên làm ra và trong trường hợpđó, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ cao hơn nhiều. Thậm chí lịch sử đã chứng minh nếu một doanh nghiệp đang kém nhưng xuất hiện một đội ngũ tất thì doanh nghiệp đó vẫn có thể lội ngược dòng. VP Bank là một trường hợp điển hình. Vào năm 2002, VP Bank vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nhưng sau đó, với sự thayđổi nhân sự, với quyết tâm cao và định hướng đúng, ngân hàng này không những ra khỏi tình trạng bị kiểm soát đặc biệt mà còn có nhiều bước phát triển ngoạn mục, trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và tất nhất. Giá cổ phiếu vào thời điểm đó thường được mua bán dưới mệnh giá (thậm chí lúc thấp nhất chỉ còn 0,25 lần mệnh giá) đã nhanh chóng lên đến cao nhất khoảng 7,4 lần mệnh giá.
5- Hãy lưu ý đến các cổ đông là pháp nhânCác cổ đông pháp nhân có vai trò khá quan trọng với cổ phiếu của một Công ty. Nếu trong số cổ đông đó, có nhiều ngân hàng, Công ty tài chính, các Công ty có tên tuổi, đó chắc chắn là một điểm căn cứ để "lên điểm” của cổ phiếu đó. Điểm của Công ty càng lên nếu đó là các Công ty hay ngân hàng nước ngoài, Công ty cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần.
6- Chú ý đến động thái của các quỹ đầu tưỞ Việt Nam hiện tại, còn quá ít các quỹ đầu tư song nhà đầu tư cũng nên chú ý đến động thải của các quỹ này. Các quỹ thường có "giác quan" rất nhạy nên họ sẽ quyết định đầu tư vào những nơi nào có triển vọng nhất. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có nhiều Công ty tốt song không muốn bán cho các quỹ này bởi nhiều quỹ chỉ muốn gặt hái lợi nhuận đơn thuần và thường đầu tư theo kiểu ngắn hạn, nếu có lời là có thể bán ngay.
7- Cần có thông tin rõ ràngTất nhiên, đây là một việc quan trọng khi xem xét đầu tư vào cổ phiếu của một Công ty nào đó. Không nên mua cổ phiếu khi không có đầy đủ thông tin cần thiết vềCông ty đó. Hệ thống thông tin và các quy định về công bố thông tin của các Công ty khi phát hành cổ phiếu ở nước ta còn rất sơ sài. Với Công ty lên sàn niêm yết, mọi việc đơn giản hơn vì ít nhất Công ty đó phải có cáo bạch. Đối với Công ty mới có cổ phiếu OTC, bạn cũng nên đòi người bán phải cung cấp thông tin như báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo kiểm toán.
8- Chú ý đến các chỉ số tài chính và P/E của Công ty Có nhiều cách tính chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể tham khảo trên các cuốn sách về chứng khoán được bán rất nhiều ở các hiệu sách khắp cả nước. Nhưng quan trọng hơn, chỉ số thế nào thì mua, chỉ số nào thì không mua?Theo các chuyên gia chứng khoán, nếu P/E của một Công ty ở mức dưới 12, bạn có thể mua cổ phiếu đó mà không cần cân nhắc gì nhiều. Nếu P/E ở mức 12 - 18 nên cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia xem có nên đâfu tư hay không. Còn nếu P/E ở mức trên 18, thường chỉ nên bán. Đây là các cột mốc song chi có tính tương đối và luôn phải xem xét đến các nhân tố tương lai (nhất là các quyền lợi sắp phát sinh, yếu tố ngành nghề… để "tính lại" P/E trong tương lai gần là bao nhiêu rồi mới nên kết luận là mua hay bán.
9- Không thể thiếu các “nhân tố vô hình”Một điều các chuyên gia của chúng ta thường không nhắc đền nhiều nhưng lại là câu hỏi mà các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng hỏi khi tìm hiểu về một cổ phiếu, đó là các giá trị mô hình của doanh nghiệp đã được tính đến chưa và nếu tínhthì giá là bao nhiêu. Giá đó là đắt hay rẻ? Giá trị mô hình này có thể là lợi thế thương mại. Thí dụ như PV Driuing có lợi thế độc tôn trong ngành dầu khí là một nhân tố phải tính đến của Công ty này. Cavico Mining có một hợp đồng khai mỏ lớn và lâu dài đến khoảng 15 năm liền đảm bảo công ăn việc làm trong một thời gian dài cũng là lợi thế. Vinamilk có thương hiệu và một loạt nhãn hiệu nổi tiếng, đã ăn vào tâm trí người tiêu dùng cũng là lợi thế lớn trên thị trường.Nhìn chung, khi nhìn nhận một cổ phiếu phải xét đến rất nhiều nhân tố. Đó chính là điểm khởi phát cho những thành công khi nhà đầu tư bước chân vào thị trường cổ phiếu. Chúng tôi sẽ còn một số bài viết sâu hơn cho bạn đọc về những vấn đề này trong các số báo tới.
Subscribe to:
Posts (Atom)